Cúng đất là 1 nét văn hóa lâu đời của người Việt còn lưu truyền đến ngày nay. Thế nhưng lễ cúng đất gồm những gì? nên thực hiện vào thời gian nào tốt nhất chắc hẳn không nhiều người biết. Vì vậy nội dung bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Bạn đang xem: Bàn thờ cúng đất đai
Có thể bạn quan tâm: Lễ Động Thổ Và Những Quy Tắc Cúng Bái Ai Cũng Cần Biết
Cúng đất đai là gì? Cúng đất đai vào ngày nào?
Lễ cúng đất đai là một tục lệ lâu đời của người dân Việt Nam ta, một nghi thức quan trọng, được nhiều gia đình thực hiện để tạ ơn các vị thần linh cai quản đất nơi mình ở, cụ thể là Thổ Công. Lễ cúng thường được làm rất long trọng với hy vọng rằng các vị thần linh bản gia sẽ phù hộ cho gia đình được yên ấm, hạnh phúc.

Trong nhà, mỗi khi làm việc gì có đụng chạm tới đất đai như đào giếng, đào ao, mở vườn, mở ruộng, làm móng, san lấp, đào huyệt,… đều phải cúng xin phép vị thần Thổ Công. Thực hiện cách cúng đất đai trong nhà mong muốn bày tỏ lòng thành tới các vị thần thổ nơi đây cầu mong thuận lợi, may mắn.
Vậy chúng ta thường cúng đất đai vào ngày nào? Vào những dịp đầu năm, cuối năm, cúng đất khi mới mua, lễ tết,… các gia đình thường làm lễ cúng tạ ơn trời đất. Cụ thể là vào dịp cuối năm, sau rằm tháng Chạp, trước ngày cúng ông Công, ông Táo. Khi cúng lễ, phải khấn thần Thổ Công trước rồi mới khấn tại ban thờ tổ tiên. Nếu cúng tạ đất vào những dịp động thổ, thường chúng ta sẽ phải nhờ tới sự hỗ trợ của các chuyên gia phong thủy để biết chính xác giờ tốt, ngày tốt.
Mâm cúng đất đai bao gồm những gì?
Lễ cúng đất đai thường được diễn ra ngay trên bàn thờ tổ tiên của gia đình, bởi bát hương ở giữa bàn thờ đó chính là bát hương thờ Thổ Công. Tuy nhiên, tùy thuộc vào phong tục cũng như văn hóa vùng miền, bạn có thể thực hiện lễ cúng vào các ngày khác nhau. Mâm cúng được chuẩn bị chu đáo thể hiện sự kính trọng đối với các vị thần thổ địa cũng như mang lại cảm giác an tâm cho gia chủ.
Ý nghĩa mâm cúng đất đai
Theo quan niệm của ông cha ta, mâm cúng đất đai vào những dịp cuối năm và đầu năm là cách thể hiện sự thành kính, lòng tin của gia chủ đối với Thổ Công. Đồng thời là để báo cáo những việc chủ nhà đã làm trong năm vừa qua và cầu mong thần linh phù hộ sức khỏe, tài lộc. Bên cạnh đó, các vong linh đang cư ngụ sẽ không quấy phá, đem tai họa đến cho chủ nhà.

Theo tín ngưỡng Châu Á, Thổ Công là vị thần quan trọng nhất trong gia đình. Đó là lý do khi sắp xếp bát hương, đứng từ ngoài nhìn vào sẽ theo thứ tự: Bát hương thờ Thổ Công ở giữa, bên trái là bát hương thờ bà Cô Tổ, bên phải là bát hương Gia Tiên.
Mâm cúng tạ đất vào cuối năm ngày 30 Tết là một nghi thức nhằm đánh dấu kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Lễ này mang ý nghĩa tri ân chư vị Thổ Thần đã phù hộ cho mình.
Có thể nói, lễ bài cúng đất đai trong nhà được thực hiện vào ngày cuối năm rất quan trọng. Như một hình thức tri ân vị thần đất đã phù hộ độ trì cho gia chủ một năm bình an, suôn sẻ. Bên cạnh đó, cầu mong thần linh phù hộ cho gia đình được may mắn, hạnh phúc, thuận lợi trong năm mới.
Mâm cúng đất đai đầu nămLễ cúng tạ đất đầu năm cũng quan trọng không kém, mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Mâm cúng đất đai đầu năm thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với thị thần cai quản đất đai. Thông qua cúng đất đầu năm này, con cháu trong gia đình cũng dâng lên ông bà tổ tiên những món ăn ngon nhất để cảm tạ công sinh thành, dưỡng dục của thế hệ đi trước.
Song, để cầu xin Thổ Công phù hộ cho cả gia đình có một năm mới bình an, phát tài. Bên cạnh đó, mong muốn vị thần Thổ Công bảo vệ đất đai của gia đình tránh khỏi những kẻ xấu cũng như tránh tà ma xâm nhập.
Đây cũng được coi là một hình thức thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của người Việt. Một nét đẹp trong văn hóa tâm linh cần được duy trì và truyền lại cho những thế hệ sau này.
Xem thêm: Convert Your Eps To Pdf For Free Online, Ppt Sang Pdf
Những lễ vật cần chuẩn bị cho mâm cúng đất
Chuẩn bị lễ vật cúng đất có vai trò cực kỳ quan trọng. Mâm cao cỗ đầy sẽ thể hiện được lòng thành kính của gia chủ với các vị thần và dễ được các vị thần chấp thuận. Ngược lại, nếu chuẩn bị lễ vật không tốt, quá sơ sài hoặc không thành kính việc cúng đất không những không có ý nghĩa mà còn dễ bị các thần trách phạt. Vậy lễ cúng đất gồm những gì?

Theo truyền thống, lễ vật cúng đất thường được chuẩn bị gồm 3 bàn. Lần lượt là bàn thượng lễ vật (bàn để đầu tiên), bàn trung và bàn hạ lễ (bàn cuối cùng). Mỗi bàn lại phải chuẩn bị những lễ vật khác nhau.Cụ thể, lễ cúng đất gồm những gì sẽ được trình bày chi tiết trong những mục in đậm dưới đây:
Lễ vật cần chuẩn bị cho bàn thượng lễBàn thượng lễ được đặt ở đầu tiên. Bàn lễ này thường được chuẩn bị gồm: 1 bộ áo Thổ thần, 1 đĩa chuối đẹp, 1 bình hoa tươi, 1 con gà luộc nguyên con, 1 đĩa xôi lớn, nhiều bát chè. Riêng với gà cúng đất phải lựa chọn kỹ lưỡng để thể hiện lòng thành kính. Theo đó việc chọn gà cúng cần cẩn thận như gà lễ giao thừa. Đó là những con gà trống đẹp, khỏe mạnh, chân vàng, cựa đẹp, nên tránh chọn gà chân chì hoặc gãy móng, gãy cựa.